Những năm gần đây năng lượng tái tạo được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên phát triển, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Nhưng một thực tế đặt ra là:

Một là: Đường vận chuyển, tiếp cận nhà máy điện, các cấu kiện và tua bin gió thường phải đi qua các khu vực nền đất yếu, khu vực sình lầy… Tuy nhiên lại cần phải triển khai xây dựng nhanh, tiết kiệm kinh phí để cung cấp hỗ trợ ngắn hạn cũng như dài hạn cho các dịch vụ bảo trì nhà máy.

Hai là: Sàn cẩu lắp để phục vụ cho những thiết bị cẩu siêu nặng cần được xây dựng nhanh chóng trên nền đất yếu với chi phí tối thiểu.

Ba là: Việc xử lý nền đất yếu thường rất khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém.

Vì vậy, lưới địa kỹ thuật 3 trục được sử dụng để xử lý hầu hết các yêu cầu nêu trên.

Khi thiết kế lớp kết cấu áo đường, sàn cẩu lắp kết hợp với lưới địa kỹ thuật 3 trục, hiệu quả đạt được bao gồm:

1/ Giảm chiều dày kết cấu, tiết kiệm tới 50% cốt liệu đắp mà không giảm hiệu suất khai thác.

2/ Hình thành lớp gia cố cơ học cho cốt liệu rời, giúp gia tăng sức chịu tải và tuổi thọ công trình.

3/ Tạo sự phân cách giữa lớp cốt liệu đắp và đất nền, kiểm soát lún lệch.

4/ Giảm khối lượng đất đào/đắp, giảm nhu cầu vận tải vật liệu tới và đổ thải.

5/ Rút ngắn thời gian thi công.

6/ Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng công trình.

7/ Giảm lượng khí thải carbon của dự án, thân thiện với môi trường.

Đường phục vụ thi công công trình điện gió, điện mặt trời

1/ Giảm chiều dày kết cấu áo đường => tiết kiệm chi phí

Giải pháp được đưa ra là tạo thành một lớp gia cố cơ học, giúp giảm độ dày các lớp kết cấu áo đường mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực và khả năng chống biến dạng của bề mặt do tải trọng từ các phương tiện giao thông, máy thi công.

Một lớp lưới địa kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các lớp Base/ Sub-base của đường công vụ để tăng khả năng chịu lực, cho phép giảm độ dày các lớp cấp phối đá dăm và gia tăng sức chịu tải, giảm vệt hằn lún trên bề mặt và nâng cao tuổi thọ công trình.

Mặt cắt đường được gia cố lưới địa kỹ thuật 3 trục            Mặt cắt đường thiết kế phương pháp truyền thống

2/ Dễ dàng triển khai qua khu vực sình lầy, nền đất yếu

Dự án điện gió thường phải triển khai xây dựng trên khu vực nền đất yếu, nhưng đường công vụ và sàn công tác vẫn phải đáp ứng khả năng chịu tải trọng cao để phục vụ các xe tải nặng chở vật liệu và các thiết bị, bộ phận của tua bin gió đến công trường.

Một trong các giải pháp tối ưu hóa là kết hợp lưới địa kỹ thuật với các cốt liệu rời để tạo ra một lớp gia cố cơ học vững chắc cho cả hạng mục đường công vụ và sàn cẩu lắp. Thiết kế tối ưu giúp giảm độ dày của lớp cốt liệu ban đầu tới 40%, trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động giao thông khi thi công.

So với các giải pháp gia cố nền đất yếu phổ biến như cắm bấc thấm, cọc cát hay thay nền thì giải pháp sử dụng lớp gia cố cơ học đã không những giúp công trình có thể triển khai nhanh chóng, rút ngắn tiến độ mà còn giảm đáng kể chi phí xây dựng và những tác động gây ô nhiễm môi trường.

3/ Thi công trực tiếp trên nền thiên nhiên, không đào bóc lớp hữu cơ hay thay nền

Đối với đường công vụ và các đường công trình tạm, việc đào bóc hữu cơ hoặc đào bóc sình lầy là không thực sự cần thiết và gây tốn kém. Một lớp lưới 3 trục Tensar được đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên hiện có sẽ có tác dụng gia cường và ngăn cách giữa lớp thiên nhiên và lớp vật liệu đắp mới.

                 

Tiếp cận các khu vực nền đất yếu và triển khai thi công với lưới địa kỹ thuật 3 trục

4/ Đa dạng trong sử dụng cốt liệu đắp => tiết kiệm chi phí

Lưới địa kỹ thuật 3 trục cho phép sử dụng đa dạng các loại vật liệu đắp cùng, từ đất, cát, đá dăm cấp phối cho đến các loại phế thải xây dựng, đát đá thải từ khai mỏ, xỉ lò cao… mà không ảnh hưởng đến độ bền và tính năng làm việc của lưới.

Sàn cẩu lắp, móng cho thiết bị siêu nặng

Thách thức lớn nhất khi xây dựng dự án điện gió là công tác lắp đặt các bộ phận của tua bin. Các cấu kiện siêu trường – siêu trọng sẽ được lắp đặt đúng vị trí bằng cần cẩu. Áp lực lên nền sinh ra bởi thiết bị cẩu và cấu kiện là rất lớn trong điều kiện nền đất yếu, việc thi công hệ móng cọc khá tốn kém cũng như các phương án xử lý móng sâu khác trở nên không khả thi. Khi đó kết cấu Stratum™ mang đến một cách tiếp cận khác để thực hiện yêu cầu này với hệ móng từ ô lưới, lưới 3 trục và đổ lòng bằng vật liệu đất/ đá dăm hình thành các sàn công tác, bãi tác nghiệp cho cần cẩu, mở ra khả năng tiết kiệm được đáng kể chi phí lẫn thời gian.

                                    

                                                            Lắp đặt turbine gió trên sàn cẩu lắp được gia cố bởi hệ thống lưới 3 trục

Khả năng truyền tải trọng của lớp gia cố cơ học và hệ thống Stratum giúp tăng sự ổn định và đã được chứng minh là làm giảm cả áp lực ngang và độ lún, cũng như kiểm soát vấn đề lún lệch và đồng đều của bề mặt kết cấu chịu tải trọng.

Được sử dụng cho thi công khối đắp lớn mới trên nền đất yếu và nền không đồng nhất, bao gồm cả các khu vực đầm lầy, khi đó kết cấu  Stratum hình thành sàn móng vững chắc, có khả năng giảm thiểu tác động của lún lệch, giảm áp lực ngang và có thể cải thiện khả năng chịu tải trọng để nâng cao độ ổn định, thường có thể bỏ qua công tác đào – thay nền giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và cải thiện sức chịu tải của nền đất yếu.

Với những ưu điểm vượt trội về kỹ thuật, giá thành và tiến độ đã nêu ở trên, việc ứng dụng lưới địa kỹ thuật 3 trục luôn mang lại lợi ích thiết thực cho các công trình hạ tầng điện gió, điện mặt trời nói riêng và các dự án hạ tầng nói chung./.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến công nghệ và sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Sản xuất Đầu tư Xây dựng Hưng Việt

VP Hà Nội: LK1-54, Khu đô thị mới An Hưng, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, Hà Nội

VP HCM: SAV8 – 16.03, Tòa The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Q.2, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 024 6683 8855 Hotline: 0978 217 858

Email: info@hungvietgroup.vn

.
.
.
.